CHẬU GỖ NGÂM CHÂN
Chậu gỗ ngâm chân thường được các spa, khách sạn, resort… lựa chọn nhằm hỗ trợ cho quá trình phục vụ, chăm sóc sức khỏe của khách hàng. Bên cạnh đó nhiều hộ gia đình còn lựa chọn mua sản phẩm về sử dụng, vừa tiết kiệm chi phí ra spa, vừa nâng cao giá trị cuộc sống thư giãn những lúc mệt mỏi.
Ngâm chân với chậu gỗ:
Khi ngâm chân chúng ta thường không chỉ sử dụng nước ấm mà còn có thể sử dụng kết hợp cả thảo dược hoặc muối khoáng. Vì thế để làm tăng hiệu quả ta nên sử dụng các loại chậu bằng gỗ ngâm chân bởi trong gỗ có chứa hàm lượng tinh dầu khi kết hợp thảo dược sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và thư giãn.
Chất liệu gỗ của sản phẩm rất đa dạng, đa phần đến từ những loại gỗ như gỗ thông tự nhiên, gỗ Bách Hương… sản phẩm rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Chậu ngâm chân gỗ được thiết kế đa dạng về mẫu mã tạo cảm giác thoải mái nhất khi sử dụng. Đặc biệt các loại chậu gỗ ngâm chân làm từ chất liêu gỗ tự nhiên như gỗ bách hương. Với mùi hương vô cùng dễ chịu.
Một đặc điểm của chậu gỗ ngâm chân khác với chậu thông thường đó chính là thiết kế những hạt nổi dưới đáy chậu. Các hạt nổi massage dưới đáy chậu sẽ giúp lưu thông khí huyết, kích thích tác dụng từ các bài xoa bóp, matxa đến lòng bàn chân của bạn.
Lợi ích của việc ngâm chân:
Trong y học, bàn chân tập trung hơn 60 huyệt đạo, nó quyết định đến khả năng tuần hoàn, lưu thông khí huyết cũng như dẫn máu đều khắp các bộ phận trong cơ thể. Đặc biệt mang đến giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Nhất là với những người già, người thường xuyên mất ngủ, nhân viên văn phòng,… sử dụng chậu gỗ để ngâm chân mỗi ngày sẽ giúp cơ thể loại bỏ đi sự mệt mỏi, giúp thư giãn tuyệt đối, ngủ sâu hơn. Ngoài ra chậu ngâm chân gỗ còn có tác dụng điều hòa cơ thể, ngăn chặn các bệnh như tai biến, đau nhức xương khớp, tê buốt bàn chân…
Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, … đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân muốn đạt được hiệu quả cao phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.
2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.
5.Khi ngâm chân cần sự yên tĩnh, không nên vừa làm việc, cần để tinh thần thư giãn, thoải mái, kết hợp massage vùng chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
6.Không thực hiện ngâm chân khi vùng chân bị thương, viêm nhiễm, vết thương hở mà chỉ lau rửa nhẹ nhàng, nhanh chóng.
7.Sau khi ngâm cần lau chân thật khô, vào mùa đông bạn nên ủ ấm chân sau khi ngâm để tránh bị lạnh
Sau khi ngâm, có thể mát xa chân để tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là đã có tác dụng.
Công ty chúng tôi phân phối cung cấp các loại chậu gỗ ngâm chân, chậu nhựa ngâm chân, bồn xông cao cấp và các thiết bị nội thất phòng Spa.